Típ gợi ý phân biệt Đan len và Móc len cực dễ

Típ gợi ý phân biệt Đan len và Móc len cực dễ

Sau những lần chia sẻ về chart đan móc len cũng như những trải nghiệm đan móc len cơ bản. Mình đã nhận được các câu hỏi về việc học đan móc len cho người mới bắt đầu. Hôm nay, mình đã chắt lọc và tối ưu những điều thật sự cần thiết và đáng lưu ý nhất về đan len và móc len. 

Có khá nhiều người quan tâm khi muốn thử tự học đan móc len mà chưa hiểu rõ: Đan len là gì? Móc len là gì? Và giữa đan len và móc len khác nhau như thế nào? Bộ môn nào khó hơn? Không biết nên bắt đầu từ đâu? Mua nguyên liệu dụng cụ như thế nào?

Tất tần tật sẽ được diễn giải trong bài tổng hợp này nhé!

Tìm hiểu về Đan len và Móc len

Đan len và móc len đều là phương cách tạo ra sản phẩm thủ công bằng len hoặc sợi. Hai quá trình này có thể tạo ra áo len, khăn choàng, khăn choàng, chăn, afghans, khăn quàng cổ, mũ, găng tay, vớ, …vv

Đan len là gì?

Đan (tiếng anh gọi là Knit), là phương pháp đan xen các vòng len hoặc sợi khác bằng que đan hoặc trên máy. Sản phẩm được tạo ra từ nhiều vòng sợi dạng đường hoặc ống, gọi là khâu. Đan giữ nhiều mũi khâu mở cùng một lúc trên que đan. Thường được thực hiện song song trên hai kim nhọn có cùng kích thước. Một kim giữ công việc đã hoàn thành, một kim còn lại tạo ra hàng tiếp theo. Đan cũng có thể được thực hiện trên kim đôi, khung dệt và máy móc. Các mũi khâu trong đan trông giống như lồng vào nhau hoặc một bím tóc. 

dan-len-va-moc-len-2
Hình ảnh Đan len

Móc len là gì?

Móc (tiếng anh gọi là Crochet) là một bộ môn đầy nghệ thuật đã ra đời từ rất lâu. Từ “Crochet” xuất phát trong tiếng Pháp, có nghĩa là “cây móc nhỏ”. Cây móc có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: gỗ, nhựa, kim loại.

Móc là một thủ công nghệ thuật, người ta sử dụng cây móc để móc sợi và tạo ra các mũi khâu. Mỗi mũi khâu được hoàn thành trước khi chuyển sang cái tiếp theo. 

Hình ảnh Móc Len
Hình ảnh cho Móc len

​​Sự khác biệt giữa đan len và móc len

​​Mọi người đừng nhầm giữa Móc và Đan nhé. Hai bộ môn nghệ thuật này hoàn toàn khác nhau. Móc thì chỉ dùng một cây móc, còn Đan thì phải dùng đến 2 que lận. Và những người nào nhìn quen thì chỉ cần nhìn vào sản phẩm hẳn sẽ biết đó là Móc hay Đan.

  • Dụng cụ: Đan sử dụng kim đan. Còn Móc dùng móc để móc.
  • Nguyên liệu: Móc sử dụng nhiều sợi hơn đan.
  • Mũi khâu: Đan len giữ nhiều mũi khâu mở cùng một lúc. Móc đóng một mũi khâu trước khi chuyển sang cái khác.
  • Thời gian thực hiện: Móc len sẽ nhanh hoàn thành sản phẩm hơn là đan.
  • Thành phẩm: Vì móc sử dụng nhiều sợi hơn nên mẫu sản phẩm tạo ra dày, nặng hơn.
  • Độ khó: Móc dễ hơn đan và mất ít thời gian để học hơn.

​​>> Xem thêm: Cách chọn len và kim đan móc len cho người mới bắt đầu

Nguyên liệu và dụng cụ cho người mới học đan móc len

Khi mới bắt đầu đam mê đan móc len sợi. Chắc hẳn ai cũng có tâm lý chung là nhìn cái gì cũng thích, cũng muốn mua. Nhưng rồi nghĩ đến khoản chi phí chi trả thì lại vô cùng băn khoăn. Dưới đây là các gợi ý của mình để mọi người biết được nguyên liệu và dụng cụ đan móc nào thật sự cần thiết cho bản thân nhé!

Len, sợi (Yarn)

Len thì có rất nhiều loại, tùy mục đích sử dụng và túi tiền. Hôm sau mình sẽ viết một bài cụ thể về len nhé!

Kim móc, Que đan

Kim móc (Hook): Nếu bạn đang theo đuổi bộ môn móc mách thì hẳn nhiên không thể thiếu kim móc. Và ngược lại, đan len phải có que đan. Nhưng nên chọn kim móc, que đan loại nào mới phù hợp? 

Hồi đầu mới học móc len thì mình mua cây móc có giá 5k ở chợ, vẫn móc ok. Nhưng sau khi bắt đầu dấn thân vào len sợi nhiều hơn thì bộ kim móc mình nghiện đầu tiên là Tulip Rose. Và sau đó mình đã bỏ rơi những cây móc cũ đi vì không thể nào dùng lại được. Thời gian sau này mình mua thêm bộ móc Clover. Mình dùng hợp với cả 2 loại. 

Về que đan, ban đầu mình dùng loại que đan inox tầm giá 12k, rồi 20k. Khi có kinh tế mình đầu tư que đan vòng Chiaogoo, kim này mua full bộ giá 4 triệu đồng. Mình có một chút quen thân và uy tín nên chủ shop cho mình trả góp. Nếu bạn muốn đầu tư thì ib mình chia sẻ nhé! 

Mẹo chọn dụng cụ đan len và móc len

Người ta hay bảo, tiền nào của nấy thật đúng ạ. Giá trị cũng làm nên sản phẩm đẹp và tốc độ thời gian đan móc được rút ngắn hơn rất nhiều. Bởi loại kim móc và que đan không đúng chuẩn size, khi đan móc thường hay bị rơi len, không trơn nên đan móc rất chậm. Đối với loại cây móc không có cán cầm thì rất trơn, mảnh nên khó cầm chắc tay.

Mỗi loại kim móc, que đan có ưu nhược điểm khác nhau. Mình sẽ có bài chia sẻ kĩ hơn về lựa chọn nhé!

Và lời khuyên là bạn nên chịu khó đầu tư một bộ kim đan móc xịn sò một chút. Có thể là của Nhật như Tulip, Clover, ChiaoGoo, Hamaka hoặc của Mỹ Denise.

Note cho những bạn:

  • Đan Móc thú bông len thì nên dùng kim đan móc số 3/0 2,2mm hoặc 4/0 2,5mm
  • Đan Móc mũ, găng tay: Dùng kim đan móc số 5/0 3mm hoặc 6/0 3,5mm
  • Đan Móc khăn len, khăn choàng: Có thể dùng kim đan móc lớn hơn, như mũ, găng tay (mình thường dùng kim số 8/0 5mm)

Kim khâu len

Có dòng làm bằng kim loại và nhựa. Thế nhưng, mình thích loại kim bằng kim loại hơn. Loại kim mình dùng có một đầu hơi cong nên rất dễ dàng trong việc khâu ráp.

Ghim, vòng đánh dấu

Khi đan móc thú bông thường sẽ móc theo vòng tròn xoắn ốc, tức là không thể xác định được mũi kết mỗi hàng. Vì vậy người mới bắt đầu đan móc len nên dùng ghim đánh dấu để không bị nhầm lẫn giữa các hàng.

Với cách này bạn sẽ dễ dàng phân biệt được giữa mũi cuối hàng thứ nhất và mũi đầu hàng thứ hai. Lâu dần, quen rồi bạn sẽ có thể bỏ thói quen sử dụng ghim/ vòng đánh dấu hàng. Có thể dùng loại kim băng nhựa chuyên đánh dấu hàng, kim băng thường, cặp tăm, ghim kẹp giấy, một sợi len để đánh dấu. Để đánh dấu hàng tiện lợi thì chọn cặp tăm làm ghim đánh dấu nhé

Các loại bông nhân tạo (polyester), bông tự nhiên,… Nếu chưa tìm mua được bông nhồi thú thì có thể dùng ruột gối.

Mắt nhựa

Tạo hình mắt mũi miệng sẽ giúp cho thú len của bạn xinh hơn, đáng yêu và có hồn hơn. Mình thường sử dụng mắt nhựa có gắn chốt ở phía sau – phải gắn mắt trước khi nhồi bông và khâu khép kín. Chọn loại mắt có chốt gắn chặt để đảm bảo mắt không bị rơi ra. Các bạn cũng có thể dùng keo để gắn mắt thú sau khi móc xong, nhưng mình không thích dùng keo vì keo sẽ làm cho phần len chỗ mắt bị cứng, ngoài ra cũng không đảm bảo là keo có gắn chặt mãi hay không.

Nếu làm thú len cho em bé dưới 3 tuổi chơi hàng ngày hoặc ôm đi ngủ, thì tốt nhất không nên sử dụng các loại mắt nhựa, khuy nhỏ, hạt cườm… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bé. Thay vào đó các bạn có thể dùng sợi màu đen hoặc nâu thể thêu mắt.

Ghim định vị 

Ghim (hay kim) này giúp ta có thể định vị các bộ phận trước khi khâu. Nếu vì lý do giới hạn kinh tế thì bạn có thể cân nhắc vấn đề này. Nhưng có được sẽ tốt hơn trong việc khâu ráp, định hình, xác định vị trí các bộ phận dễ dàng hơn rất nhiều.

Phấn má hồng

Có thể dùng phấn make up hoặc dùng bút chì/ sáp màu. Gợi ý là bạn có thể cạo phần chì màu thành bột rồi dùng cọ hoặc miếng giấy để đánh màu má cho thú len.

Khuy, vải, ruy băng v.v.. 

Tuỳ vào mẫu mà bạn thực hiện. Thường sử dụng thêm các phụ kiện này để tạo điểm nhấn cho các bạn thú bông. Hoặc một chút trang trí cho mũ, túi xách, … Các bạn có thể lựa chọn sử dụng tùy theo sở thích của mình.

Hiện nay ở VN, xu hướng đan len và móc len đang rất phổ biến. Cũng chính vì thế mà  những nguyên liệu, dụng cụ này có nhiều nơi để mua. Mọi người có thể tìm kiếm với các từ khoá là tên của các thứ này trên google/ shopee để tìm được chỗ mua phù hợp. Hoặc ở nội dung tiếp theo mình sẽ chia sẻ cho bạn những địa chỉ uy tín mà mình hay mua nhé!

>> Xem thêm: Lớp học đan móc len online dành cho người bận rộn

Đan len và móc len theo yêu cầu

Hiện tại mình có nhận đan móc thủ công các sản phẩm về len sợi theo nhu cầu từng mùa. Các mẫu được tạo nên từ tâm ý và niềm đam mê của chính mình. Nên có đường đan mũi móc rất tinh tế và chắc chắn. Giá sản phẩm tuỳ thuộc vào mẫu, thiết kế, chất liệu len sử dụng. Mọi người cũng có thể gửi ảnh, mẫu, kích thước và các yêu cầu cho Salabiz nhé!

Ngoài ra, nếu bạn nào có đam mê với bộ môn đan móc len thì mình cũng có các khóa học đan móc online từ dễ đến khó. Mỗi mẫu có nhóm riêng để kèm cặp, bạn cũng có thể đăng ký theo kiểu combo để được ưu đãi nhé. Có rất nhiều bạn học viên tham gia. Nhiều bạn đã làm nên sản phẩm rất hoàn thiện đấy ạ!

Còn nếu mới bắt đầu đan móc len cơ bản và tập tành thì có thể tham khảo Kênh Youtube của mình để làm quen.

Vậy là mình đã giải thích rất chi tiết về sự khác biệt giữa đan len và móc len rồi. Hy vọng nó có thể giúp cho những người mới bắt đầu học đan móc len có cái nhìn tổng quan về nguyên liệu dụng cụ. Hẹn gặp lại mọi người trong các bài chia sẻ những tips riêng của mình khi mua/ sử dụng những sản phẩm liên quan đến đan móc len nhé!