Bạn đã bao giờ tưởng tượng bản thân bị thiếu vitamin trầm trọng thì sẽ ra sao chưa? Tuy không phải là nhóm dưỡng chất cần thiết như chất béo, protein, đạm… Nhưng nếu thiếu vitamin thì bạn khó có thể tồn tại và khỏe mạnh được. Và một trong số đó là vitamin B – loại vitamin chiếm tỉ lệ bé nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Cùng mình bật mí về vitamin B và các vitamin nhóm B qua bài viết nhé!
Mục lục
Vitamin nhóm B là gì?
Vitamin B là loại vitamin tan trong nước và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất béo của tế bào. Các vitamin nhóm B từng được cho là một loại vitamin duy nhất và gọi chung là vitamin B. Đây là một trong những vitamin cần thiết đối với cơ thể con người. Nhất là hệ thần kinh và các cơ quan khác của cơ thể, trong đó có da và tóc.
Việc chuyển hóa thức ăn thành các chất để nạp vào cơ thể cũng vậy. Vitamin B giúp điều hòa các phản ứng của enzyme và protein, đem tới cho cơ thể năng lượng dồi dào. Tuy nhiên chúng ta không thể tự sản xuất ra vitamin B cho cơ thể. Vì vậy, cách để cung cấp vitamin là sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin hoặc các thực phẩm chức năng.
>> Xem thêm: Vitamin E uống lúc nào tốt nhất? Có nên uống trước khi đi ngủ không?
Những loại vitamin nhóm B mà bạn nên biết và tác dụng của vitamin nhóm B
Trong nhóm vitamin B thì được phân loại thành 8 loại. Mỗi loại vitamin trong nhóm B có những chức năng và công dụng hoàn toàn khác nhau. Đồng thời khi chúng kết hợp với nhau thì sẽ giúp cơ thể phát triển tốt và khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu về những loại vitamin nhóm B nhé!
Vitamin B1
Vitamin B1 hay còn gọi là Thiamin – tan trong nước và được sử dụng ở hầu hết các tế bào trong cơ thể. Vitamin B1 có vai trò vô cùng quan trọng giúp chúng ta tiêu hóa tốt. Chuyển đổi các loại thực phẩm mà chúng ta ăn thành năng lượng dưới dạng ATP.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì lượng vitamin B1 cần thiết đối với phụ nữ là 1,1 mg /ngày. Và đối với nam giới là 1,2 mg /ngày. Chúng thường có trong các loại thực phẩm thiết yếu quanh ta như lòng đỏ trứng gà, yến mạch, các loại hạt…
Vitamin B1 có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện trí nhớ, thị lực. Đồng thời là dưỡng chất đảm bảo cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu bạn thiếu lượng vitamin B1 trầm trọng thì hệ thần kinh sẽ bị tổn thương. Từ đó dẫn tới tình trạng căng thẳng, mệt mỏi quá độ.
Vitamin B2
Giống như các loại vitamin nhóm B khác, Vitamin này tan trong nước và hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả. Do vậy mà nó ngăn ngừa gốc tự do gây hại. Loại vitamin này có nhiều trong các thực phẩm từ thiên nhiên: gan, thịt, trứng, rau … Và hoàn toàn có thể tổng hợp nhân tạo để bổ sung trong các trường hợp cần dùng tăng cường.
Chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng to lớn đến từ vitamin B2 đối với sức khỏe. Vitamin B2 tham gia trực tiếp vào chu trình chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất béo, protein thành năng lượng. Ngoài ra, nó còn giúp tổng hợp collagen, nuôi dưỡng làn da và mái tóc chắc khỏe.
Vitamin B3
Vitamin B3 được phân thành hai dạng hóa học chính là Axit nicotinic và Nicotinamide. Mỗi dạng có vai trò gần như đối kháng nhau với cơ thể bạn. Axit nicotinic là chất bổ sung, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Còn Niacinamide lại có tác dụng điều trị vẩy nến và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da hắc tố.
Bổ sung vitamin B3 thông qua thực phẩm như thịt gia cầm, cá, các loại hạt và đậu. Nó sẽ giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh lý về tim mạch. Đồng thời sẽ tăng cường các chức năng và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Khi bạn bị thiếu vitamin B3, sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực. Thậm chí còn có một số bệnh như mất trí nhớ, đau đầu, tiêu chảy, các bệnh về da…
Vitamin B6
Tiếp đến là vitamin B6, một loại axit amin có được từ việc bạn ăn các thực phẩm có nhiều protein. Nõ sẽ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm khuẩn. Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì cần cung cấp một lượng vitamin B6 nhằm phát triển não bộ của bé.
Vậy Vitamin B6 có ở đâu? Nó có ở trong đậu xanh, cá hồi, thịt bò, ức gà, khoai tây… Với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi thì cần 0.5 mg vitamin B6 một ngày, trẻ từ 4 đến 8 tuổi là 0.6 mg. Bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của bé. Bởi nếu thiếu hụt vitamin B6 trẻ sẽ có các triệu chứng về da như mẩn đỏ, nứt quanh miệng…
Hơn thế vitamin B6 hỗ trợ các chức năng bảo vệ mắt và não bộ. Đem đến cuộc sống khỏe mạnh, vui tươi mỗi ngày.
Vitamin B9
Vitamin B9 hay còn là một loại axit mang tên axit folic. Axit này kích thích sản sinh ra tế bào hồng cầu và giúp giảm thiểu dị tật ở thai nhi. Nên đây cũng là một loại vitamin đặc biệt cần đối với người phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Không chỉ phụ nữ mang thai mà người bình thường cũng rất cân vitamin B9. Nó sẽ đẩy lùi nguy cơ ung thư và tình trạng đột quỵ
Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua rau củ quả họ nhà cam chanh, củ cải, thịt… Và lượng vitamin B9 mà bạn nên hấp thụ vào cơ thể hằng ngày là 150mg với trẻ 1-3 tuổi. Liều lượng ấy có sự thay đổi với trẻ từ 4 – 8 tuổi là 200mg.
Vitamin B12
Nhắc đến vitamin B12 là ta nghĩ đến một loại vitamin gắn liền với việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào và sản xuất ra ADN. Cơ thể chúng ta có khả năng tích trữ vitamin B12. Chính vì vậy mà chúng ta gặp phải trường hợp thiếu hụt vitamin B12 là rất hiếm. Nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan, bởi nó là thành phần gắn với nhiều chức năng trên cơ thể.
Về nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như: cá, sữa, thịt gia cầm. Và có thể chỉ định tiêm vitamin B12 hoặc xịt mũi nếu cơ thể thiếu vitamin B12. Lượng vitamin này nên dùng cho người lớn là 1,4 microgam trong mỗi ngày.
Dấu hiệu nhận biết bạn thiếu vitamin B12 đó là:
- Tim đập nhanh hơn, có biểu hiện khó thở
- Táo bón, tiêu chảy và thường xuyên đầy hơi
- Da dẻ nhợt nhạt, có các vấn đề về thần kinh như tê hoặc ngứa ran cơ thể.
- Cảm thấy mệt mỏi, hay choáng váng và có dấu hiệu mất trí nhớ.
Hãy bổ sung ngay dưỡng chất này để tế bào máu phát triển, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Giảm thiểu các triệu chứng thường gặp như trên.
Đánh giá chung
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Vitamin nhóm B cùng những chức năng của chúng. Có thể bạn chưa tưởng tượng được cơ thể mình sẽ ra sao nếu thiếu vitamin nhóm B. Để không để mình rơi vào tình trạng như vậy thì bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý. Thường xuyên bổ sung thêm dưỡng chất thông qua các thực phẩm chức năng và có chỉ dẫn của bác sĩ.
Hy vọng bạn có thêm cho mình kiến thức để chăm sóc thật tốt sức khỏe bản thân cũng như mọi người xung quanh!